Bao nhiêu con cháu dòng, dõi một họ, lập chung một bàn thờ vị Thủy tổ, gọi là từ đường của họ, nhà thờ họ Nguyễn gọi là Nguyễn tộc từ đường , nhà thờ họ Lê gọi là Lê tộc từ đườngv.v…
Tại bàn thờ họ có bài vị của Thủy tổ họ, trên bài vị thường ghi rõ đó là vị Thủy tổ của họ nào, thí dụ như Đỗ môn lịch đại tổ tôn thân thần chủ. nghĩa là Thần chủ tổ tiên họ Đỗ, Bài vị xưa ghi bằng Hán tự. Thần chủ này không bao giờ thay đổi nên gọi là bách thế bất diêu chi chủ. Ngày nay, có nhiều người dùng chữ quốc ngữ để để bài vị.
Có nhiều họ không có nhà thờ thì thay vì bàn thờ thường xây một đài lộ thiên, dựng bia đá, ghi tên thụy hiệu các tổ tiên. Mỗi khi có Giỗ Tổ hoặc có lễ tự của một chi họ nào, cả họ hoặc riêng chi họ đó, ra nơi đàn lộ thiên cúng tế.
Nơi đàn lộ thiên này chỉ dùng để cúng tế, hoặc tổ chức những trò vui như hát chèo, múa rối trong ngày giỗ Tổ toàn họ, hoặc một chi họ nào.
Cúng tế xong, khi ăn uống còn dắt nhau về nhà trưởng tộc hoặc trưởng chi phái tùy theo trưởng hợp.
Những họ to và giàu có, các trò vui thường tổ chức trong đêm hôm tiên thường, và các đàn anh trong họ thường được cả họ đề cử cầm chầu trong những cuộc hát chèo cũng như khi có ả đào tới hát thờ.
Có nhiều họ làm nhà thờ riêng với hàn thờ Thủy tổ để cho chi trưởng nam đời đời giữ hương hỏa, và chỉ khi nào ngành trưởng chẳng may gặp trường hợp tuyệt tự không con trai nối dõi. việc thờ cúng mới truyền sang chi thứ.
Cũng có họ ,ngoài bàn thờ Thủy tổ chung cho cả họ, con cháu vẫn luân lưu nhau thờ Tổ ờ nhà riêng của mình, nhưng phần nhiều đây chỉ là trường hợp những người phải đi tha hương, không thuận tiện để có thể dự ngày Giỗ Tổ hàng năm và tới lễ Tổ trong ngày tết được.
Thần chủ
Trên bàn thờ ông Tổ một họ bao giờ cũng có riêng một thần chủ, thần chủ này để lại mãi mãi. Tại các gia từ, các nhà phú quý mới lập thần chủ để thờ, và đã lập thần chủ phải có đủ thần chủ từ bốn đời trở lên, kể từ người gia trưởng. Ấy là thần chủ của kỵ cụ, ông và cha tức là cao, tằng, tổ, khảo. Thần chủ làm bằng gỗ táo, lấy nghĩa rằng cây táo sống lâu được nghìn năm. Thần chủ dài vào khoảng hai tấc rưỡi, ở giữa để tên họ chức tước, còn hai bên thì đề ngày tháng năm sinh tử của tổ tiên. Thần chủ có hộp vuông che kín trong long khảm chỉ khi nào có cúng tế mới mở ra. Thần chủ chỉ để thờ từ bốn đời trở xuống, hễ đến đời thứ năm thần chủ của cao tổ được mai đi và nhắc lần các bậc tằng tổ khảo lên bậc trên, rồi đem ông mới nhất thế vào thần chủ ông khảo. Việc mai thần chủ này gọi là Ngũ đại mai thần chủ, nghĩa là thần chủ đổi đời thứ năm được chôn đi. Tại các gia đình bậc thường ít nhà thờ thần chủ. Nơi kê khám thần chủ có kê chiêc kỷ hoặc chiếc ngai vàng tượng trưng sự tại vị của tổ tiên.
Bản chi từ đường
Nhiều họ to chia làm nhiều chi, và mỗi chi lại đông con cháu, các chi này ngoài việc tham dự ngày giỗ Tổ toàn họ, còn có ngày giỗ Tổ riêng của chi họ và như vậy các chi đều có nhà thờ riêng gọi là Bản chi từ đường.
Có dịp đi về đông ruộng, nhiều khi vào một nhà nào, ta có thể thấy trên bàn thờ một bức tranh hoành phi mang mấy chữ nói rõ đó là từ đường của một chi họ nào, thí dụ như Ngô độc bản chi từ đường, lẽ tất nhiên chữ họ ghi trên hoành phi thay đổi theo từng họ.
Từ đường tức là nhà thờ và đất là bàn thờ của chi họ. Trên bàn thờ này có bài vị của ông Tổ cho họ gọi là Thần chủ bản chi. Thần chủ này cũng như thần chủ của Thủy tổ họ sẽ thờ mãi mãi.
Người trong chi họ có dành những ruộng để lấy hoa lợi cúng giỗ họ. Ruộng này là Ky điền. Những ruộng này có thể là hương hỏa của tổ tông để lại, có thể là ruộng của hàng họ chung nhau tậu và cũng có thể là của một người trong họ cúng để lấy hoa lợi chi cho việc tế tự.
Có họ có những người con gái đi lấy chồng, không cóc con, cúng tiền, cúng ruộng về họ mình. Họ nhận những ruộng ấy làm ruộng ky, rồi khi người con gái chết được thò tại nhà thờ họ và ngày giỗ người con gái này do họ cúng. Ngày giỗ đó gọi là giỗ hậu họ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn